Nồi hơi là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Việc kiểm định nồi hơi được quy định cụ thể tại Thông tư 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 hướng dẫn kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

– Kiểm định nồi hơi là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho người lao động, tránh các rủi ro đáng tiếc xảy ra.

 – Kiểm định nồi hơi giúp đảm bảo an toàn, giảm thiểu những thiệt hại trong sản xuất cho doanh nghiệp.

 – Thông qua kết quả kiểm định từ đó khắc phục các hư hại, bảo trì, sữa chữa để nồi hơi hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả làm việc trong quá trình sản xuất

Các trường hợp cần kiểm định an toàn nồi hơi

– Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.

– Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn.

– Sau khi thiết bị xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong.

– Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng nồi hơi.

– Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.

 

Thời hạn kiểm định định kỳ nồi hơi

Thời hạn kiểm định lò thường do kiểm định viên trực tiếp kiểm định quyết định nhưng tối đa là 02 năm một lần.

Chi phí kiểm định nồi hơi phụ thuộc vào khả năng sinh hơi (công suất) của nồi hơi

Tiêu chuẩn bắt buộc khi kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi

– TCVN 7704: Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa.

– TCVN 6008-1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

– TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992), Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước)